Áo dài - nét đẹp đặc sắc của văn hoá Việt Nam (2024)

Từ hàng trăm năm nay, chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam đã được coi là "quốc hồn quốc tuý" của dân tộc và được coi như một biểu tượng Việt Nam. Vẻ đẹp mềm mại, dịu dàng và kín đáo của chiếc áo dài Việt Nam được thẻ hiện bằng cổ cao, bờ vai tròn trịa mềm mại với hai tà áo thướt tha. Chiếc áo dài Việt Nam cũng đầy nữ tính, gợi cảm. Nếu người phương Tây thích khoe cổ, khoe tay thì chiếc áo dài với đường lượn ở đáy eo cũng đã tạo nên bao sự gợi cảm, cuốn hút.

Áo dài - nét đẹp đặc sắc của văn hoá Việt Nam (1)

Theo tư liệu của ông Âu Tuyền (Huế), chiếc áo dài xưa "có độ dài vừa phải, không lê thê phết gót mà cũng không ngắn đến quá đầu gối. Eo áo rộng nhưng cũng tạo dáng thắt đáy lưng ong. Vai tròn, ngực tròn dù bên trong chỉ mặc áo yếm. áo dài xưa thường có màu trắng hoặc màu nhẹ nhàng như màu xanh da trời, tím nhạt, tuyền đen, vàng mơ mặc với quần đen hoặc trắng, ống quần không quá rộng...". Chất liệu chủ yếu bằng lụa là.

Trong vòng 100 năm qua, chiếc áo dài Việt Nam cũng trải nhiều biến đổi, thăng trầm. Từ chiếc áo dài thụng năm thân, áo rộng, không eo, dài đến gần mắt cá chân của phụ nữ Việt Nam đầu thế kỷ đến năm 1935 hoạ sĩ Lê Phổ là người đầu tiên cách tân chiếc áo dài Việt Nam. Ông vẫn giữ phong cách của áo dài cổ điển nhưng tiện dụng và tân thời hơn với áo dài được may ôm hơn, cổ thấp hơn, chiều dài áo ngắn hơn một đoạn. Sau áo dài Lê Phổ còn có áo dài Le Mỷr của ông Nguyễn Cát Tường cách tân nhưng không thành công với áo dài tay bồng... Trong thập niên 60, trước sự du nhập của chất liệu nilon, bà Trần Lệ Xuân có lúc lăng xê loại áo dài nilon mỏng tang, cổ khoét sâu táo bạo với cổ áo dài rộng, cổ tròn, cổ vuông, cổ trái tim. Nhưng kiểu áo này chỉ tồn tại gượng gạo trong một thời gian ngắn.

Trong những năm gần đây, với sự nỗ lực của một số hoạ sĩ, nhà tạo mẫu đã đem lại một vẻ đẹp mới cho tà áo dài Việt Nam. Vẫn giữ nguyên kiểu dáng, cấu trúc của chiếc áo dài cổ điển, họ đưa thêm nhiều chất liệu mới và thổi vào đó vẻ đẹp mới, hiện đại được chắt lọc từ văn hoá truyền thống Việt Nam như thêu, vẽ những hoạ tiết trang trí, điểm xuyết những hoa văn từ các trang phục của các dân tộc Việt Nam, hoạ tiết từ trống đồng Ngọc Lũ, phục hồi chiếc áo dài 300 năm, phục hồi nghệ thuật thêu truyền thống trên áo dài... đã tạo nên một ấn tượng đẹp cho áo dài Việt Nam.


Áo dài - nét đẹp đặc sắc của văn hoá Việt Nam (3)

Áo dài truyền thống

Tuy nhiên, sự phát triển thiếu định hướng, còn nhiều bộc phát của thị trường thời trang Việt Nam cũng đang để lại nhiều biểu hiện đáng tiếc. Có không ít các nhà tạo mẫu đang chạy theo sự "cách tân" một cách quá đà, đang đi tìm sự độc đáo, cái lạ hơn là sáng tạo nên đã biến chiếc áo dài Việt Nam đôi khi bị lai căng. Có nhà tạo mẫu quan niệm áo dài là một chiếc áo đầm có mặc quần vào áo tay phồng hoặc sát nách, có bộ áo dài lại mang dáng dấp của trang phục người Hoa, có người còn thiết kế áo dài với cổ áo sơ mi... Sự chạy đua quá đà cũng dẫn đến tình trạng khủng hoảng. Trong một cuộc thi người đẹp gần đây, người xem không khỏi nhức mắt khi thấy phần lớn các thí sinh mặc các bộ áo vẽ quá rườm rà, với nhiều hoa văn rối loạn và thực sự cảm thấy nhẹ nhõm khi một thí sinh xuất hiện với một tà áo trắng đơn sơ, giản dị.

Áo dài - nét đẹp đặc sắc của văn hoá Việt Nam (4)

Áo dài cách tân

Phong cách của chiếc áo dài Việt Nam đã được tạo nên từ hàng trăm năm nay. Để có thể sáng tạo và gìn giữ được vẻ đẹp của chiếc áo dài truyền thống, những người sáng tạo cần có tình cảm trong sáng và thẩm thấu được cái hồn của văn hoá Việt Nam.

Nguồn : QH

Áo dài - nét đẹp đặc sắc của văn hoá Việt Nam (2024)

FAQs

Áo dài Việt Nam có gì đặc biệt? ›

Áo dài của người phụ nữ Việt Nam được thiết kế khá đơn giản. Áo dài từ cổ đến chân, cổ áo thường là cổ tròn, ôm khít lấy cổ tạo vẻ kín đáo. Thân áo gồm thân trước và thân sau dài từ bả vai xuống mắc cá chân,dọc hai bên hông có đường xẻ từ eo xuống hết tà áo.

Đặc điểm của áo dài là gì? ›

Đặc điểm chính của áo dài là phần áo dài từ cổ đến chân, có phần cổ cao và tay áo rộng hoặc ôm. Áo dài thường được phụ nữ Việt Nam mặc trong các dịp đặc biệt như lễ hội, cưới hỏi, và các dịp trang trọng khác.

Áo dài dùng để làm gì? ›

Áo dài được sử dụng trong nhiều sự kiện, từ những nghi lễ trang trọng trong gia đình, công sở, xã hội, ngoại giao… cho đến biểu diễn nghệ thuật, ứng dụng hằng ngày, nhất là vào dịp lễ hội, Tết cổ truyền; trình diễn trong các kỳ festival, tuần lễ thời trang, thi hoa hậu, người đẹp trong và ngoài nước…

Tà áo dài Việt Nam là trang phục truyền thống của người Việt nó mang ý nghĩa gì trong văn hóa Việt Nam? ›

Tà áo dài là biểu tượng của sự dịu dàng, thướt tha, và làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên của người Việt Nam. Nó mang trong nó vẻ đẹp truyền thống, văn hoá sâu sắc của đất nước, khiến mỗi người phụ nữ trở nên quyến rũ và duyên dáng khi khoác lên.

Áo dài lấy ý tưởng từ đầu? ›

Mẫu thiết kế áo dài lấy cảm hứng từ áo yếm ngày xưa. Cũng chính vì sự cách điệu này mà áo dài ngày càng được phụ nữ Việt diện nhiều hơn trong đời sống hàng ngày.

Áo dài Việt Nam có ý nghĩa như thế nào? ›

Áo dài là biểu tượng văn hóa dân tộc của Việt Nam, là niềm tự hào của người Việt khi chứa đựng trong đó một nét đẹp truyền thống. Chẳng phân biệt sang hèn, chẳng phân biệt già trẻ, ai ai cũng có thể mặc được. Đặc biệt mỗi khi đến Tết, chiếc áo dài sẽ đồng hành cùng ta đi du xuân, chúc Tết người thân, họ hàng.

Áo dài Việt Nam có nguồn gốc từ đâu? ›

Sự xuất hiện của áo dài bắt nguồn từ áo giao lĩnh (năm 1744) - là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam, được may rộng, xẻ hai bên hông, cổ tay rộng, thân dài chấm gót. Thân áo được may bằng 4 tấm vải kết hợp mặc cùng thắt lưng màu và váy đen. Đây là kiểu áo cổ chéo gần giống với áo tứ thân.

Ngày nay chiếc áo dài Việt Nam có công dụng gì? ›

Áo dài có công dụng là một phương tiện quảng bá Việt Nam, ý nghĩa lịch sử Việt ra cộng đồng quốc tế. Hơn thế nó còn là món đồ kỉ niệm, nhắc nhở những người con Việt tại nước ngoài rằng “dù họ là ai, họ đi đâu, họ vẫn là người Việt”.

Áo dài Việt Nam là Di sản văn hóa gì? ›

Gian truân con đường đưa áo dài Việt thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. VTV.vn-Áo dài chứa đựng bề dày lịch sử, quan niệm thẩm mỹ, ý thức và tinh thần dân tộc.

Tại sao nói chiếc áo dài là biểu tượng văn hóa Việt Nam? ›

Áo dài là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam bởi chứa đựng trong đó là những tinh hoa, tâm hồn, tính cách của người Việt Nam. Dẫu trải qua nhiều thăng trầm nhưng đến nay, chiếc áo dài vẫn giữ nguyên giá trị trong đời sống văn hóa và tinh thần trong xã hội Việt Nam.

Tại sao lại gọi là áo ngủ thân? ›

Gọi là áo ngũ thân vì loại áo này được ghép bởi 5 vạt (5 thân) gồm 2 thân trước, 2 thân sau đối nhau ở trước ngực và sau lưng, thân thứ 5 ở phía trước nằm bên phải, trong thân thứ nhất.

Áo dài Việt Nam còn được gọi là gì? ›

Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, được cách tân từ áo “ngũ thân lập lĩnh” và được phát triển từ thời kỳ Tây hoá hay còn được gọi với cái tên áo tân thời. Từ nam đến nữ ai ai cũng thể khoác lên chiếc áo dài với đầy niềm kiêu hãnh và tự hào dân tộc.

Áo dài có gì đặc biệt? ›

Đặc điểm của trang phục này là dáng áo bó, hai tà thẳng trước sau và hai bên. Các nhà thiết kế không áp dụng hoa văn truyền thống, phụ kiện trang sức truyền thống lên Áo dài. Áo dài trông giống với trang phục shalwar kameez, kurta của các quốc gia theo văn hóa Ấn-Hồi như Ấn Độ, Pakistan, v.v.

Áo dài 2 tả như thế nào? ›

áo dài 2 tà là một loại áo dài Việt Nam truyền thống với thiết kế đặc trưng là chỉ có 2 tà, một tà phía trước và một tà phía sau.

Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền? ›

Một đặc trưng hoàn toàn khác của áo dài truyền thống so với áo dài cách tân hiện đại là phần quần chỉ theo một dạng suông lụa cùng màu hoặc khác màu với áo. Đối với áo dài hiện đại, thì phần quần có thể phóng khoáng thoải mái hơn, có thể thay thế bằng nhiều loại quần hoặc váy khác nhau.

Có bao nhiêu kiểu áo dài? ›

Nhưng người ta biết chính xác, áo dài được phát triển theo 7 loại chính:
  1. Áo dài Giao Lĩnh 1744. Chiếc áo dài đầu tiên là áo dài giao lĩnh (năm 1744) – là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam. ...
  2. Áo dài tứ thân. ...
  3. Áo dài ngũ thân. ...
  4. Áo dài Lemur. ...
  5. Áo dài Lê Phổ ...
  6. Áo dài Raglan. ...
  7. Từ năm 1970 đến nay.
Nov 17, 2020

Áo dài tứ thân có từ khi nào? ›

Áo tứ thân ra đời vào thế kỷ 17. Thời này do khổ vải dệt chỉ từ 35 - 40 cm, nên thân áo trước là hai tà tách riêng, thân áo sau được khâu ghép lại với nhau.

References

Top Articles
Latest Posts
Article information

Author: Manual Maggio

Last Updated:

Views: 5868

Rating: 4.9 / 5 (49 voted)

Reviews: 88% of readers found this page helpful

Author information

Name: Manual Maggio

Birthday: 1998-01-20

Address: 359 Kelvin Stream, Lake Eldonview, MT 33517-1242

Phone: +577037762465

Job: Product Hospitality Supervisor

Hobby: Gardening, Web surfing, Video gaming, Amateur radio, Flag Football, Reading, Table tennis

Introduction: My name is Manual Maggio, I am a thankful, tender, adventurous, delightful, fantastic, proud, graceful person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.